Kết quả tìm kiếm cho "bờ Nam kênh Vĩnh Hậu"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 748
Phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương sẽ đạt hiệu quả tốt nhất nếu có sự chung tay góp sức từ phía các doanh nghiệp. Hiểu được triết lý này, InterLOG luôn tiên phong với khát vọng đóng góp cho xã hội, đặc biệt là tại mảnh đất An Giang - vốn là cái nôi của ngành giao nhận, vận tải thông thương kinh tế giữa các địa phương, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế toàn miền Nam.
Châu Đốc là địa danh du lịch (DL) nổi tiếng, trung tâm kinh tế sầm uất của tỉnh An Giang và vùng ĐBSCL. Với vị trí địa lý thuận lợi, tiềm năng DL phong phú, cùng sự năng động của cấp ủy Đảng, chính quyền và Nhân dân địa phương, TP. Châu Đốc ngày càng khẳng định vị thế của mình.
Năm 2009, Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Sau 15 năm, nhằm tiếp tục bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản này trên địa bàn, từ 44 làng Quan họ gốc, Bắc Ninh đã phát triển 150 làng Quan họ thực hành. Đây được coi là hạt nhân, tạo sức lan tỏa quan họ trong cộng đồng.
10 tháng của năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội huyện An Phú tiếp tục phát triển. Các chỉ tiêu đảm bảo tiến độ, công tác an sinh xã hội, chăm lo cho người có công luôn được quan tâm thực hiện. Chương trình công tác năm 2024 của UBND huyện An Phú gồm 142 đầu công việc, được giao cho các đơn vị chủ trì thực hiện. Đến nay, 119 đầu công việc đã hoàn thành. Các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu đạt được, như: Tổng giá trị sản xuất theo giá cố định đạt 3.892 tỷ đồng (đạt 91,8% so kế hoạch); doanh số bán lẻ và doanh thu dịch vụ ăn uống, lưu trú ước đạt 5.298 tỷ đồng (85,4%). Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân/ha đạt 191 triệu đồng (100%). Tổng sản lượng lương thực ước đạt 235.849 tấn, trong đó lúa 215.312 tấn. Diện tích cây ăn trái là 2.070ha, tăng 22ha so cùng kỳ, chiếm 12% diện tích sản xuất nông nghiệp của huyện. Diện tích thu hoạch được 1.800ha (xoài), giá bán từ 5.500 - 19.000 đồng/kg, năng suất đạt 18 - 22 tấn/ha, tổng sản lượng ước đạt 43.800 tấn.
Sáng 18/11, Chủ tịch nước Lương Cường cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới sân bay quốc tế Nội Bài, thủ đô Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hoà Chile và Cộng hoà Peru, cũng như tham dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình dương (APEC) 2024.
Tâm lý chủ phương tiện vận tải, kinh doanh thường mong muốn đạt hiệu quả cao nhất về lợi nhuận, giảm đến mức thấp nhất chi phí liên quan vận chuyển, phương tiện. Chính vì vậy, những chuyến hàng quá tải, quá khổ xuất hiện liên tục trên đường, trở thành mối hiểm họa “đã được báo trước”. Sự chủ quan này sẽ phải trả giá đắt, như câu chuyện sập cầu T6 (huyện Tri Tôn) vừa qua.
Ngày 14/11, trên vùng đất địa đầu biên giới Tây Nam, UBND tỉnh An Giang long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 200 năm hoàn thành kênh Vĩnh Tế (1824 - 2024), tưởng niệm 198 năm Ngày mất bà Châu Thị Tế (1826 - 2024) và Hội thảo khoa học cấp quốc gia “200 năm kênh Vĩnh Tế - Giá trị lịch sử và tầm nhìn tương lai”. Đây là sự kiện chính trị, lịch sử có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thể hiện niềm tự hào, lòng biết ơn của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân An Giang với các bậc tiền nhân đã có công mở cõi.
Tối 14/11, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh An Giang tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm “200 năm hoàn thành kênh Vĩnh Tế (1824 - 2024)” và tưởng niệm 198 năm Ngày mất của bà Châu Thị Tế (1826 - 2024).
Sáng 14/11, UBND tỉnh An Giang phối hợp Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “200 năm kênh Vĩnh Tế - Giá trị lịch sử và tầm nhìn tương lai”.
Trải qua 200 năm, con kênh Vĩnh Tế luôn cuộn chảy bất tận. Ngày nay, những chứng tích bên dòng kênh huyền thoại này vẫn còn nguyên giá trị, khắc ghi hào khí ngất trời của cha ông một thời mở mang bờ cõi.
Vào thời điểm này 200 năm trước, chiếu dụ của vua Gia Long về việc hoàn thành kênh đào Vĩnh Tế. Đây là công trình quy mô nhất thời bấy giờ, kênh có chiều dài 91km, rộng 30m, sâu 2,55m, được thi công bằng sức người, trong thời gian 5 năm. Công trình là một minh chứng hùng hồn cho sự sáng tạo, tài tình của người Việt chinh phục thiên nhiên, thể hiện tầm nhìn chiến lược của triều Nguyễn, khẳng định chủ quyền lãnh thổ, khai khẩn vùng đất phương Nam, phát triển kinh tế, bang giao và củng cố sức mạnh quốc phòng miền biên viễn.
Bằng trí tuệ, tinh thần lao động bền bỉ, kiên gan nhưng đầy sáng tạo, ông cha ta đã tạo ra công trình kỳ vĩ trên vùng Tây Nam biên viễn vào đầu thế kỷ XIX. Kênh Vĩnh Tế đánh dấu thời kỳ phát triển mới cho công cuộc khai phá đất đai, lập nên đồn điền, làng xóm; như chiến hào khổng lồ bảo vệ, khẳng định chủ quyền quốc gia trên tuyến biên giới Tây Nam. Đúng như vua Minh Mạng đã nói: “Thực là quan yếu cho quốc kế biên trù”, “Đào con sông ấy để trọn công trước, thực là lợi ức muôn năm vô cùng về sau”.